Những thực phẩm nên hạn chế ăn khi bị bỏng

Khi trẻ bị bỏng xăng, nếu ăn đồ nếp và thịt gà dễ bị mưng mủ, ăn thịt bò có nguy cơ bị sẹo thâm và ăn hải sản dễ ngứa ngáy.

Vào khuya ngày 5/8 vừa qua, tại sân vận động trung tâm xã Đông Anh (Đông Sơn, Thanh Hóa) tổ chức chương trình đốt lửa trại hè. Do thấy ngọn lửa cháy nhỏ nên có người đã đổ thêm xăng vào đống củi, khiến ngọn lửa bùng cháy dữ dội, lan rộng xung quanh, khiến 75 người trong đó chủ yếu là thanh, thiếu niên, nhi đồng bị bỏng. Hiện, các nạn nhân đều đang được các bác sĩ tích cực điều trị tại các bệnh viện trong tỉnh Thanh Hóa. Đây chỉ là một trong những tai nạn bỏng thương tâm đã diễn ra trong mùa hè năm nay. Theo Viện Bỏng Quốc gia, từ đầu hè đến nay, tỉ lệ bệnh nhân là trẻ em bị bỏng tăng đột biến từ 15 – 20%.

Do vậy, phụ huynh cần phải cẩn trọng để ngăn ngừa các tác nhân gây bỏng xung quanh trẻ. Theo các chuyên gia y tế, trẻ bị bỏng xăng nặng thì cần được cấp cứu kịp thời để chữa trị, còn trẻ bị bỏng xăng nhẹ thì có thể điều trị tại nhà. Trong quá trình điều trị tại nhà, cha mẹ cần chú ý đến chế độ chăm sóc và dinh dưỡng của trẻ, tuyệt đối tránh những thực phẩm sau đây để không bị sẹo và vết thương mau lành:

Thịt xông khói và bánh kẹo

Bánh kẹo ngọt và thịt xông khói là những món dễ gây hao hụt chất khoáng và vitamin E, những chất đang cần tích lũy để tái tạo mô mềm. Nếu cha mẹ cho trẻ sử dụng các món ăn này có thể khiến vết bỏng lâu lành và dễ để lại sẹo. Chính vì vậy, dù trẻ nhà bạn có thèm kẹo ngọt hay thịt xông khói cũng tuyệt đối không chiều theo ý muốn của trẻ.

Hải sản

Đây là thực phẩm các mẹ cũng nên tuyệt đối kiêng hoàn toàn khi trẻ bị bỏng. Vì nếu cho trẻ ăn hải sản, chúng có thể gây tình trạng ngứa ngáy chỗ vết bỏng, gây khó chịu. Trẻ sẽ gãi liên tục vào vết thương, khiến nó lâu lành hơn. Do đó, phụ huynh có thể thay thế hải sản bằng các thực phẩm khác giàu chất dinh dưỡng, tốt cho vết bỏng của trẻ hơn.

 Thịt bò

Đây là thực phẩm chứa nhiều protein, rất có lợi cho trẻ em.Tuy nhiên, khi trẻ bị bỏng thì không nên ăn thịt bò. Nguyên nhân là do khi da bắt đầu lành lại, chỗ vết thương do bị bỏng bắt đầu khép miệng lại, nếu sử dụng thịt bò sẽ khiến chỗ bị thương sậm màu lại, dễ tạo thành sẹo thâm. Do đó, thịt bò và những thực phẩm làm từ bỏ như chả bò, giò bò… bạn cần tránh tối đa không cho trẻ ăn để ngăn ngừa tình trạng sẹo thâm.

Trứng

Khi những vết sẹo đang chuẩn bị lên da non, đó là thời điểm để tái tạo da mới, giúp vùng da bị tổn thương mau lành. Nếu bạn cho trẻ ăn trứng sẽ khiến vết sẹo bị loang ra và gây mất thẩm mỹ. Chính vì vậy, khi trẻ đang trong thời kì vết sẹo lên da non, không nên cho trẻ sử dụng trứng.

Đồ nếp và thịt gà

Nếu trẻ ăn vào dễ gây ra hiện tượng vết thương bị sưng và mưng mủ. Những vết mưng mủ này làm da lâu lành, đặc biệt dễ bị viêm nhiễm, để lâu dễ thành sẹo xấu trên da. Do đó, khi da bị bỏng, tốt nhất nên tránh cho trẻ sử dụng những món ăn được chế biến từ những thực phẩm này để vết thương mau lành hơn.

Rau muống

Nếu vết bỏng của trẻ ăn sâu trong da thì nên ăn rau muống để nhanh chóng liền da. Nếu vết bỏng bị thương bên ngoài da thì việc ăn rau muống là hoàn toàn không nên. Vì rau muống có tính mát, giải độc, nhuận tràng, sinh thịt da… Do đó, khi cho trẻ ăn nhiều rau muống trong trường hợp này, rất dễ để lại sẹo lồi. Vì vậy, phụ huynh nên chọn cho trẻ nhưng loại rau lành tính như bí đao, khoai tây, bầu… để vẫn đảm bảo cung chấp chất xơ và vitamin cho trẻ.